5 câu nói khiến bạn bị loại khi phỏng vấn
https://blog-khoe-dep.blogspot.com/2013/11/5-cau-noi-khien-ban-bi-loai-khi-phong-van.html
“Tôi không thể chịu đựng nổi vị sếp hiện tại”, “Các ông sẽ trả tôi bao nhiêu?”, “Tôi không biết nhiều lắm về công ty”…
Bạn đã có nộp bộ hồ sơ xin việc hoàn hảo và đã khoác lên mình bộ trang phục may mắn để chuẩn bị đi tới cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, chỉ cần bạn “sảy miệng” trong cuộc phỏng vấn là tất cả công sức chuẩn bị của bạn sẽ “đổ xuống sông xuống biển”.
Các chuyên gia khuyến cáo, có 5 điều mà bạn tuyệt đối không nên nói trong cuộc phỏng vấn xin việc:
1. “Tôi không thể chịu đựng nổi vị sếp hiện tại”
Giả sử bạn đang có công ăn việc làm tốt, nhưng vẫn muốn tìm kiếm một cơ hội nghề nghiệp tốt hơn. Cho dù vị sếp hiện tại của bạn là người thích “soi” từng ly từng tí, hà khắc và không tôn trọng cấp dưới, tốt nhất bạn đừng đề cập tới những vấn đề này trong cuộc phỏng vấn. Tương tự, bạn cũng không nên nói ra những chuyện tiêu cực về đồng nghiệp và công ty mà bạn đang làm việc.
Việc đưa ra một bức tranh màu xám về công việc hiện tại của bạn sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh một “dấu đen” lớn trên hồ sơ của bạn. Công ty mà bạn đang phỏng vấn sẽ đặt câu hỏi, liệu bạn có trở thành một nhân viên “có vấn đề” nếu họ tuyển dụng bạn. Mặt khác, biết đâu vị sếp tiềm năng ở công ty đang phỏng vấn bạn lại có mối quan hệ quen biết với sếp của bạn, và phần bất lợi trong tình huống này đương nhiên sẽ nghiêng về phía bạn.
Thay vào đó, hãy tập trung vào những phần tích cực trong công việc của bạn, nhưng đưa ra những lý do khác để giải thích cho chuyện bạn đi tìm một công việc khác. Chẳng hạn, bạn có thể nói là mình thích làm việc cho công ty đang phỏng vấn, hoặc bạn đang muốn tìm cơ hội để thúc đẩy sự nghiệp – điều mà công việc hiện tại không có.
2. “Các ông sẽ trả tôi bao nhiêu?”
Bạn đã đọc kỹ về mô tả công việc bạn đng được phỏng vấn, nhưng ở đó không đề cập tới mức lương. Cho dù bạn có tò mò muốn biết mức lương cho vị trí này là bao nhiêu, thì cũng cố gắng kiềm chế. Mục đích của cuộc phỏng vấn là xác định xem bạn có phù hợp với vị trí cần tuyển, thay vì bạn sẽ nhận được gì. Một khi bạn đã chính thức được đề xuất nhận công việc, thì đó mới là thời điểm bạn nên hỏi về mức lương. Hỏi về lương quá sớm cho thấy bạn quá đề cao việc kiếm tiền trong khi chưa chú trọng tới chuyện sẽ làm được gì cho công ty.
3. “Tôi không biết nhiều lắm về công ty này”
Trước khi đọc thông tin tuyển dụng, có thể bạn chưa từng nghe nói tới công ty đang phỏng vấn bạn. Tuy nhiên, đây không phải là lý do để bạn koong chịu khó tìm hiểu kỹ về công ty trước khi tới phỏng vấn.
Khi bước vào phỏng phòng vấn, bạn đã phải biết ít nhiều về lịch sử của công ty (bao gồm những cột mộc chính, chẳng hạn năm thành lập, các vụ mua lại hoặc sáp nhập, tách riêng…), sản phẩm và dịch vụ của công ty, những lợi ích mà công ty đem lại cho xã hội, cũng như những nhân vật chủ chốt của công ty. Hiểu biết của bạn về văn hóa công ty cũng có thể được kiểm tra trong cuộc phỏng vấn, bởi vậy, hãy chuẩn trước để có được sự tự tin tốt nhất.
4. “Tôi muốn làm việc từ xa”
Chắc chắn là bạn thích được làm việc ở nhà, ít nhất một phần thời gian. Tuy nhiên, đưa ra đề nghị này trong cuộc phỏng vấn, chắc chắn bạn sẽ không được chấp nhận. Làm việc từ xa được xem là một ưu đãi, bởi vậy, bạn có thể sẽ không được nhà tuyển dụng trao đổi về thời gian làm việc linh hoạt cho tới khi bạn được nhận việc.
Nếu bạn hỏi nhà tuyển dụng về lựa chọn làm việc từ xa ngay trong cuộc phỏng vấn đầu tiên, điều đó cho thấy bạn quan tâm tới những nhu cầu của bản thân hơn là công việc mà bạn đang phỏng vấn. Vì thế, hãy đợi cho tới khi bạn được đề xuất nhận công việc này. Nếu bạn được tuyển và công việc này không cho phép bạn làm từ xa, bạn vẫn có thể đàm phán để đạt được mục tiêu.
5. “Tôi không nghĩ ra được mức lương lý tưởng nào”
Giả sử bạn đã trong quá trình tìm việc suốt một thời gian dài. Đến lúc này, bạn thực sự cảm thấy tuyệt vọng và sẵn sàng nhận bất kỳ công việc nào với bất kỳ mức lương nào. Tuy nhiên, việc bạn không có một ý tưởng rõ ràng nào về mức lương mà mình muốn có được, bạn sẽ bị nhà tuyển dụng đánh giá thấp.
Từ đó, nhà tuyển dụng có thể đưa ra cho bạn mức lương thấp nhất trong công ty. Thêm vào đó, họ có thể nghĩ rằng, bạn thậm chí không biết là bạn đáng giá bao nhiêu. Những người tự tin vào khả năng làm việc và giá trị của mình sẽ biết rõ mức lương mà họ muốn nhận được, và không ngại đưa ra mức lương đó. Ngược lại với những gì nhiều người thường nghĩ, nhà tuyển dụng rất muốn biết yêu cầu mức lương của bạn. Nếu công ty thực sự muốn tuyển dụng bạn, họ sẽ không ngại mức lương mà bạn đưa ra. Thay vào đó, họ sẽ đàm phán với bạn để tuyển dụng được bạn.
Trong một cuộc phỏng vấn, bạn rất dễ đưa ra những câu nói không phù hợp. Tuy nhiên, hãy thận trọng với những gì bạn nói. Hy vọng bạn sẽ tìm được công việc như mơ ước.
Bạn đã có nộp bộ hồ sơ xin việc hoàn hảo và đã khoác lên mình bộ trang phục may mắn để chuẩn bị đi tới cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, chỉ cần bạn “sảy miệng” trong cuộc phỏng vấn là tất cả công sức chuẩn bị của bạn sẽ “đổ xuống sông xuống biển”.
Các chuyên gia khuyến cáo, có 5 điều mà bạn tuyệt đối không nên nói trong cuộc phỏng vấn xin việc:
1. “Tôi không thể chịu đựng nổi vị sếp hiện tại”
Giả sử bạn đang có công ăn việc làm tốt, nhưng vẫn muốn tìm kiếm một cơ hội nghề nghiệp tốt hơn. Cho dù vị sếp hiện tại của bạn là người thích “soi” từng ly từng tí, hà khắc và không tôn trọng cấp dưới, tốt nhất bạn đừng đề cập tới những vấn đề này trong cuộc phỏng vấn. Tương tự, bạn cũng không nên nói ra những chuyện tiêu cực về đồng nghiệp và công ty mà bạn đang làm việc.
Việc đưa ra một bức tranh màu xám về công việc hiện tại của bạn sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh một “dấu đen” lớn trên hồ sơ của bạn. Công ty mà bạn đang phỏng vấn sẽ đặt câu hỏi, liệu bạn có trở thành một nhân viên “có vấn đề” nếu họ tuyển dụng bạn. Mặt khác, biết đâu vị sếp tiềm năng ở công ty đang phỏng vấn bạn lại có mối quan hệ quen biết với sếp của bạn, và phần bất lợi trong tình huống này đương nhiên sẽ nghiêng về phía bạn.
Thay vào đó, hãy tập trung vào những phần tích cực trong công việc của bạn, nhưng đưa ra những lý do khác để giải thích cho chuyện bạn đi tìm một công việc khác. Chẳng hạn, bạn có thể nói là mình thích làm việc cho công ty đang phỏng vấn, hoặc bạn đang muốn tìm cơ hội để thúc đẩy sự nghiệp – điều mà công việc hiện tại không có.
2. “Các ông sẽ trả tôi bao nhiêu?”
Bạn đã đọc kỹ về mô tả công việc bạn đng được phỏng vấn, nhưng ở đó không đề cập tới mức lương. Cho dù bạn có tò mò muốn biết mức lương cho vị trí này là bao nhiêu, thì cũng cố gắng kiềm chế. Mục đích của cuộc phỏng vấn là xác định xem bạn có phù hợp với vị trí cần tuyển, thay vì bạn sẽ nhận được gì. Một khi bạn đã chính thức được đề xuất nhận công việc, thì đó mới là thời điểm bạn nên hỏi về mức lương. Hỏi về lương quá sớm cho thấy bạn quá đề cao việc kiếm tiền trong khi chưa chú trọng tới chuyện sẽ làm được gì cho công ty.
3. “Tôi không biết nhiều lắm về công ty này”
Trước khi đọc thông tin tuyển dụng, có thể bạn chưa từng nghe nói tới công ty đang phỏng vấn bạn. Tuy nhiên, đây không phải là lý do để bạn koong chịu khó tìm hiểu kỹ về công ty trước khi tới phỏng vấn.
Khi bước vào phỏng phòng vấn, bạn đã phải biết ít nhiều về lịch sử của công ty (bao gồm những cột mộc chính, chẳng hạn năm thành lập, các vụ mua lại hoặc sáp nhập, tách riêng…), sản phẩm và dịch vụ của công ty, những lợi ích mà công ty đem lại cho xã hội, cũng như những nhân vật chủ chốt của công ty. Hiểu biết của bạn về văn hóa công ty cũng có thể được kiểm tra trong cuộc phỏng vấn, bởi vậy, hãy chuẩn trước để có được sự tự tin tốt nhất.
4. “Tôi muốn làm việc từ xa”
Chắc chắn là bạn thích được làm việc ở nhà, ít nhất một phần thời gian. Tuy nhiên, đưa ra đề nghị này trong cuộc phỏng vấn, chắc chắn bạn sẽ không được chấp nhận. Làm việc từ xa được xem là một ưu đãi, bởi vậy, bạn có thể sẽ không được nhà tuyển dụng trao đổi về thời gian làm việc linh hoạt cho tới khi bạn được nhận việc.
Nếu bạn hỏi nhà tuyển dụng về lựa chọn làm việc từ xa ngay trong cuộc phỏng vấn đầu tiên, điều đó cho thấy bạn quan tâm tới những nhu cầu của bản thân hơn là công việc mà bạn đang phỏng vấn. Vì thế, hãy đợi cho tới khi bạn được đề xuất nhận công việc này. Nếu bạn được tuyển và công việc này không cho phép bạn làm từ xa, bạn vẫn có thể đàm phán để đạt được mục tiêu.
5. “Tôi không nghĩ ra được mức lương lý tưởng nào”
Giả sử bạn đã trong quá trình tìm việc suốt một thời gian dài. Đến lúc này, bạn thực sự cảm thấy tuyệt vọng và sẵn sàng nhận bất kỳ công việc nào với bất kỳ mức lương nào. Tuy nhiên, việc bạn không có một ý tưởng rõ ràng nào về mức lương mà mình muốn có được, bạn sẽ bị nhà tuyển dụng đánh giá thấp.
Từ đó, nhà tuyển dụng có thể đưa ra cho bạn mức lương thấp nhất trong công ty. Thêm vào đó, họ có thể nghĩ rằng, bạn thậm chí không biết là bạn đáng giá bao nhiêu. Những người tự tin vào khả năng làm việc và giá trị của mình sẽ biết rõ mức lương mà họ muốn nhận được, và không ngại đưa ra mức lương đó. Ngược lại với những gì nhiều người thường nghĩ, nhà tuyển dụng rất muốn biết yêu cầu mức lương của bạn. Nếu công ty thực sự muốn tuyển dụng bạn, họ sẽ không ngại mức lương mà bạn đưa ra. Thay vào đó, họ sẽ đàm phán với bạn để tuyển dụng được bạn.
Trong một cuộc phỏng vấn, bạn rất dễ đưa ra những câu nói không phù hợp. Tuy nhiên, hãy thận trọng với những gì bạn nói. Hy vọng bạn sẽ tìm được công việc như mơ ước.